LỊCH SỬ DI TÍCH ĐÌNH NGÒI A
LỊCH SỬ DI TÍCH ĐÌNH NGÒI A
LÀNG CHIỀNG, XÃ NGÒI A, HUYỆN VĂN YÊN, TỈNH YÊN BÁI
I. Tên gọi di tích: ĐÌNH NGÒI A
- Tên khác: ĐÌNH MƯỜNG A
II. Địa điểm phân bố- đường tới di tích:
1. Địa điểm: Di tích Đình Ngòi A, Làng Chiềng xã Ngòi A, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái.
- Toạ độ: 104042'69" kinh độ Đông; 21055'21" vĩ độ Bắc.
2. Đường tới di tích: Di tích Đình Ngòi A cách huyện lỵ Mậu A 2km, cách thành phố Yên Bái 41km. Đi tới di tích có thể đi theo các tuyến sau:
+ Đường bộ: từ thành phố Yên Bái theo đường tỉnh lộ 151 tới thị trấn Mậu A, rẽ phải theo đường Mậu A - Tân Nguyên khoảng 2km là tới di tích.
+ Đường sắt: theo tuyến Hà Nội - Lào Cai xuống ga Mậu A, theo đường thị trấn Mậu A- Tân Nguyên khoảng 2km là tới di tích.
III. Vài nét lịch sử Làng Chiềng- xã Ngòi A.
Vùng đất này là thờ Hùng Vương thuộc bộ Tân Hưng, nước Văn Lang. Đến thời Thục Phán An Dương Vương, thuộc huyện Tây Vu, quận Giao Chỉ. Khi nhà Ngô thay nhà Hán thống trị nước ta đổi Giao Chỉ thành Giao Châu và chia Giao Châu thành 6 quận, thuộc huyện Lâm Tây, quận Tân Hưng. Sang thời nhà Tấn, quận Tân Hưng đổi tên là quận Tân Xương, sau đó đổi là quận Hưng Châu.
Từ thế kỷ thứ VI thuộc huyện An Nhân, quận Giao Chỉ. Đến đầu thời Đường huyện An Nhân nằm trong Phong Châu Thừa Hoá quận. Đến năm 627, nhà Đường bỏ huyện An Nhân, nhập phần đất này vào huyện Gia Ninh, vẫn thuộc Phong Châu Thừa Hoá quận.
Sang thời Lý vùng này thuộc đất Châu Đăng. Thời Trần thuộc Đạo Đà Giang, Châu Quy Hoá, trấn Thiên Hưng sau đổi tên là trấn Hưng Hoá. Sang thời Lê thuộc Mường A, Tổng Đông Quang, huyện Trấn Yên, phủ Quy Hoá, trấn Hưng Hoá (Mường A xưa là địa phận 3 xã Mậu Đông, Ngòi A và thị Trấn Mậu A ngày nay).
Sau kháng chiến chống Pháp, xã Mậu A tách thành 3 xã Mới: Mậu A, Mậu Đông và Ngòi A.
Qua nhiều lần thay đổi địa danh, hiện nay Ngòi A, thuộc huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái bao gồm 14 thôn.
Ngòi A có 3.607 ha diện tích đất tự nhiên, 32 ha đất thổ cư, 388 ha đất nông nghiệp, 2.852 ha đất lâm nghiệp, 2.628 ha đất rừng tự nhiên, 323 ha đất chưa sử dụng. Địa hình nơi đây khá hiểm trở, bị chia cắt bởi dãy núi Con Voi chạy theo hướng Tây Bắc- Đông Nam. Nằm kẹp giữa 2 con sông Hồng và sông Chảy.
Do ảnh hưởng của dãy núi Con Voi nên khí hậu Ngòi A thuộc loại thời tiết nhiệt đới gió mùa, nhiều nắng, nhiều mưa, nền nhiệt cao.
Dân số có 778 hộ 3.416 nhân khẩu (theo thống kê năm 2006)
- Dân tộc Dao: 50,6%
- Dân tộc Tày: 27.9%
- Dân tộc Kinh: 21,5%
Nhân dân các dân tộc Ngòi A với tinh thần đoàn kết, lao động cần cù sáng tạo và truyền thống yêu nước nồng nàn đã lập lên nhiều chiến công vẻ vang, góp phần không nhỏ vào thắng lợi chung của dân tộc và sự nghiệp xây dựng và bảo vệ quê hương giàu đẹp.
III- Sự kiện, nhân vật lịch sử:
Trong quá trình khảo sát nghiên cứu di tích đình Ngòi A, xã Ngòi A, huyện Văn Yên chúng tôi thấy; ngoài việc thờ đức thánh Tản Viên, đình còn thờ thêm hai thủ lĩnh tham gia lãnh đạo cuộc khởi Giáp Dần năm 1914 là Phùng Trường Minh và Hoàng Minh Giám.
1- Lịch sử di tích.
Tháng 2/1886, sau khi làm chủ được Hưng Hoá, quân đội viễn chinh Pháp do tướng Gia Mông chỉ huy đánh chiếm vùng thượng lưu sông Thao, tiến vào phòng tuyến phía nam Yên Bái, sau khi mất Hưng Hoá nguyễn Quang Bích và Nguyễn Văn Giáp rút về lập căn cứ ở vùng sông Thao.
1.1- Sự hình thành căn cứ Khe Đinh - phong trào Cần Vương(1886- 1892)
Khe Đinh là một thôn nhỏ của xã Mậu A (cũ), thuộc Tổng Đông Cuông, huyện Trấn Yên, nay là xã Mậu Đông, huyện Văn Yên, tỉnh yên Bái. Dân cư toàn bộ là người Dao đỏ.
Khe Đinh nằm trong hệ thống dãy núi Con Voi, được bao bọc xung quanh bốn bề là núi cao, vực sâu. Đến Khe Đinh chỉ có một con đường độc đạo duy nhất là từ Mậu Đông ngược theo suối Ngòi Vải, xuyên qua rừng già tiến vào căn cứ…
1.2- Căn cứ Khe Đinh- Khởi nghĩa Giáp Dần (1901- 1914)
Khởi nghĩa Giáp Dần được Triệu Tài Lộc tức Chòi Lụa- Khe Đò, xã Vị Thượng, Bắc Quang và Triệu Tiên Tiến- Ngọc Uyển, châu Thuỷ Vỹ khởi xướng.
Năm 1901, sau khi nổi dậy không thành công ở Nậm Lốp, Bắc Quang, Hà Giang. Triệu Tài Lộc và Triệu Tiên Tiến lấy địa bàn phía bắc Yên Bái làm trung tâm khởi nghĩa.
2- Một số sự kiện lịch sử khác
Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, đình Ngòi A được chọn là một trong những điểm tập kết của bộ đội và dân công ta trước khi tiến quân tiêu diệt đồn Pháp ở Đại Bục, Đại Phác, đồn Dóm - chiến dịch sông Thao, năm 1949 và giải phóng Nghĩa Lộ- chiến dịch Tây Bắc 10/1952
IV- Loại hình di tích
Di tích đình Ngòi A, làng Chiềng, xã ngòi A, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái được xếp vào lạo hình di tích lịch sử- văn hoá.
V- Khảo tả di tích.
1- Cấu thành di tích.
1.1. Kiến trúc: Đình Ngòi A nằm quay mặt ra hướng Tây Nam, trên mặt bằng tổng thể chia làm 2 khu vực rõ rệt.
Khuôn viên đình Ngòi A nhỏ, hẹp. Trước cửa, là hai cây hoa đại lớn, tán cây toả bóng khắp sân đình.
Khu kiến trúc chính có diện tích 62m2, gồm một toà nhà 4 gian, được kết cấu theo lối kiến trúc gỗ truyền thống, kết cấu theo lối chữ Đinh. Gồm 3 gian Đại bái và một gian hậu cung.
1.2. Tượng và không gian thờ tự:
* Toà Hậu Cung: đây là nơi chiếm vị trí cao nhất gồm 3 cỗ thờ Cao Sơn Đại Vương, được sơn thon thiếp vàng.
* Đại Bái: gồm ba gian, sát với góc tường phía bên phải ngay hướng đi vào hậu cung là bàn thờ cụ Phùng Trường Minh và cụ Hoàng Minh Giám. Vị trí chính giữa là ban công đồng.
VI- Giá trị lịch sử, khoa học, nghệ thuật, văn hoá:
Đình Ngòi A vốn là một trong những ngôi đình cổ, có từ lâu đời ở Yên Bái. Đình gắn liền với phong tục thờ Sơn thần và hai thủ lĩnh Phùng Trường Minh và Hoàng Minh Giám.
Về kiến trúc: kiến trúc hiện nay đình hoàn toàn mới, được kết cấu theo kiểu chuôi vồ.
Đồ thờ tự: ngoài bệ ngai và bát hương đồng trong đình cũ, còn lại những đồ thờ tự khác đều là mới do dân làng tự mua sắm để thờ tự.
Phong tục lễ hội: Đình Ngòi A còn bảo lưu nhiều sinh hoạt văn hoá đặc sắc, gắn với các hoạt động của cư dân nông nghiệp, mang đậm nét sắc thái của phong tục tập quán bản địa.
VII- Tình trạng bảo tồn của di tích:
Ngôi đền có từ lâu đời, lúc đầu được dựng ở giữa khu rừng.
Năm 1965- 1968 giặc Mỹ leo thang bắn phá miền Bắc, để xoá mục tiêu ban quản trị hợp tác xã cho dỡ đình. Gia tộc mo đình Hoàng Đình Học thu gom đồ thờ đem về làng Chiềng lập miếu thờ.
Năm 2007, đình Ngòi A được UBND xã dựng lại đình với ba gian nhà lá có chuôi vồ.
Khu di tích này cần phải được bảo vệ và bào tồn tu sửa để khu di tích này được bền vững hơn.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét