LÝ LỊCH DI TÍCH KHẢO CỔ HỌC BẾN MẬU A
LÝ LỊCH DI TÍCH KHẢO CỔ HỌC BẾN MẬU A
(Thị trấn Mậu A, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái)
1- Giới thiệu chung:
1.1- Tên di tích: Di Tích Khảo cổ học Bến Mậu A.
Thuộc địa bàn: thông Hồng Phong, TT.Mậu A, huyện Văn Yên,Yên Bái.
1.2- Vị trí:
- Toạ độ: 21052'50" vĩ Bắc - 104041' kinh độ Đông.
- Thềm bậc 2 sông Hồng.
- Cách điểm chuẩn: cách thành phố Yên Bái 35km về phía bắc (dọc theo sông Hồng, cách ga Mậu A 1,5km về phía Tây)
* Có thể đi đến di tích bằng :
- Đường ô tô từ thành phố Yên Bái theo đường liên huyện dọc bờ trái sông Hồng, đến Mậu A (35km).
- Đường xe lửa Yên Bái - Mậu A (31km), rồi từ ga ra di tích bằng đường ô tô (1,5km).
1.3- Loại hình di tích:
- Theo phân loại chung: di tích lịch sử.
- Theo phân loại chức năng: Di Tích Khảo cổ học.
1.4- Lịch sử vùng đất:
Thị trấn Mậu A là một vùng đất cổ, khá bằng phẳng, nằm bên bờ trái sông Hồng, cách thành phố Yên Bái 35km về phía Bắc.
Cư dân đã đến sinh sống ở đây từ rất lâu đời và có mối liên hệ chặt chẽ với các dân thượng và hạ lưu sông. Do vị trí thuận lợi, cho nên đến thời Lê, Mậu A đã trở thành 1 trong 16 dịch trạm từ Lào Cai về Bách Lẫm (thành phố yên Bái).
Phía Bắc Mậu A, cách 10km có đền Đông Cuông nổi tiếng thờ thánh Mẫu thượng Ngàn, phía Nam Mậu A cũng cách khoảng 8 - 10km có phố Nhoi, một phố cổ (nay không còn) có nhiều dấu tích văn hoá cổ từ Văn Hoá Sơn Vi đến Văn hoá Đông Sơn ở khu vực xã Yên Hưng, xã Yên Hợp.
Cộng đồng các cư dân Mậu A trong lịch sử bao gồm nhiều dân tộc người sinh sống, chiếm đa số có người Kinh, Tày, Hoa, tuy nhiên cho đến nay người kinh chiếm tỷ lệ lớn.
Đất đai Mậu A bằng phẳng và khá mầu mỡ với nghề trồng lúa nước là chủ yếu. Tổng diện tích là: 810,6ha, trong đó đất nông nghiệp là:551,7ha chiếm 68% diện tích đất đai.
* Về khí hậu: Mậu A là vùng dất ven sông, có dãy Con Voi án ngữ phía Đông, nằm trong thung lũng sông Hồng, ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới ẩm, đặc biệt là vùng mưa nhiều, độ ẩm cao, rất thuận lợi cho phát triển động thực vật nhiệt đới.
* Môi trường: đây là vùng có nguồn nước dồi dào, cây cối tươi tôt quanh năm, tuy là vùng núi song lại có vùng đồng bằng ven sông khá rộng, cho nên vừa có diều kiện tốt cho sự cư trú của con người.
* Về địa lý tự nhiên: thị trấn Mậu A tiếp giáp phía Tây là sông Hồng (bên kia là xã An Thịnh), phía Đông là xã An Thái, phía Bắc là xã Ngòi A, phía nam là xã Yên Hưng.
Bến Mậu A, nơi phát hiện di tích khảo cổ học nằm bên bờ trái sông Hồng (nhìn xuôi dòng nước) là một quả đồi thấp, có chiều dài khoảng 100m, chiều rộng khoảng 50m, phần giáp bờ sông đã bị xả đất làm đường xuống bến phà và do xói lở hàng năm (tới 1/3 diện tích đồi). Có thể nói , Mậu A là 1 vùng đất cổ, thuận lợi cho cư trú và sinh sống. Ở đó còn nhiều dấu vết các văn hoá cổ của nhiều thời kỳ khác nhau.
2- Lịch sử phát hiện và nghiên cứu:
Tháng 5/1998, ông Nguyễn Văn Quang (bảo tàng tỉnh Yên Bái) trong một chuyến công tác đã quan sát thấy khu vực mép nước sông Hồng thuộc bến phà Mậu A có rất nhiều công cụ và phế vật đá cuội, đã tập trung khảo sát ngay tại bãi soi mép nước thấy ở đây có hàng vạn công cụ đủ các loại hình mang đặc trưng của văn hoá Sơn Vi. Dưới độ sâu 65cm có một vài điểm có gốm thô giai đoạn tiền Đông Sơn. Trên bề mặt còn có cả gốm Hán, một số gốm thời Lê.
Nhận thấy tầm quan trọng của di tích, Bảo tàng tỉnh đã thu nhập một số di vật về phân loại và đánh giá. Kết luận bước đầu cho biết đây là di chỉ của cư dân Sơn Vi với nhiều loại hình rát phong phú, trong đó có cả những công cụ rất điển hình của cư dân thuộc văn hoá Hoà Bình. Nhận thấy tầm quan trọng của di tích, Bảo tàng tỉnh Yên Bái tạm dừng thám sát và mời Viện Khảo cổ học phối hợp nghiên cứu, các thành phần của các di vật.
Qua đợt đào thám sát và thu thập trên bề mặt của di tích cho biết đây là di chỉ thuộc phạm trù văn hoá Sơn Vi sang Hoà Bình.
3- Nghiên cứu:
- Số di vật dùng để nghiên cứu:
Những người phát hiện và khai quật đã có những báo cáo, thông báo khoa học và đặc biệt những tư liệu này đã được tập hợp đầy đủ và phân tích kỹ trong luận án tiến sĩ của Nguyễn Văn Quang, sau đó là cuốn "Tiền sử và Sơ sử Yên Bái' của cùng tác giả.
* Về nguyên liệu; gần như thuần nhất 1 loại nguyên liệu, đó là cuội, có các chất liệu cuội như quartzite, Quartz…
* Về niên đại: căn cứ vào kết quả khảo cứu, những người khai quật đều nhất trí cho rằng di chỉ Bến Mậu A có niên đại Sơn Vi, có thể là Sơn Vi muộn, có bước chuyển biến từ Sơn Vi sang Hoà Bình 1 cách rõ rệt. Con người đã tồn tại ở đây trong một thời gian rất dài. Có thể cách đây khoảng 2 vạn năm đến 1 vạn năm.
- Về di tích:
Người Sơn Vi cổ đã cư trú lâu dài trên quả đồi này và tạo ra một khối lượng công cụ, phế liệu cuội khổng lồ, có chiều dày tầng văn hoá tới gần 1,5m. Di tích có thể có diện tích gần 1 ha, song việc xả đồi làm đường nên 1/3 quả đồi bị mất, số di vật tập trung còn lại khoảng 3000m2. Di tích còn có nguy cơ bị sụt lở tiếp.
- Hiện trạng:
Là di tích khảo cổ học thuộc thời đại hậu kỳ đá cũ, nên hầu hết di vật nằm dưới lòng đất, song do việc san gạt đồi làm đường xuống sông, do việc đào bới để trồng trọt, làm móng nhà…nên nhiều di vật đã được moi lên và một phần bị huỷ hoại.
- Những thành phần di tích cần được bảo vệ:
Trước hết cần giữ nguyên trạng mặt bằng di tích, với diện tích khoảng 4000m2- 5000m2 trên bề mặt toàn bộ bộ phận di vật đang nằm dưới mét nước.
Bảo tồn nguyên trạng 2 hố thám sát để phục vụ nghiên cứu và thăm quan. Có điều kiện cần sử dụng các kỹ thuật hiện đại bảo vệ nguyên trạng các tầng văn hoá.
- Đánh giá:
Di tích khảo cổ học Bến Mậu A là một di tích rất quan trọng trong hệ thống di tích thời đại đá cũ hậu kỳ ở Yên Bái nói riêng và vùng sông Hồng nói chung. Đây chỉ là di chỉ hiếm hoi có tầng văn hoá trong hệ thống văn Hoá Sơn Vi.
Di tích gồm: Văn hóa Sơn Vi - văn hoá Hoà Bình. Khẳng định chắc chắn cội nguồn của văn hoá Hoà Bình là văn hoá Sơn Vi.
4- Phương hướng quy hoạch, phương pháp bảo tồn và khai thác:
Do vậy là di chỉ khảo cổ học thuộc giai đoạn tiền sử, trước mắt trong quy hoạch cần xác định quy mô diện tích di chỉ, từ đó có hướng quy hoạch phù hợp.
Cần tiếp tục có cuộc khai quật để xá định rõ hơn diện mạo di tích, có điều kiện xây tường rào bảo vệ di tích, tạo các đường đi trong di tích.
* Phương thức bảo tồn: cần phải di dời một số gia đình tại khu di tích.
- Bảo vệ vùng taluy giáp bờ sông, không cho tiếp tục sạt lở.
- Bảo tồn nguyên trạng các hố khai quật bằng phương pháp tiên tiến. Xử lý bảo vệ tốt những di vật vùng mép nước.
* Tổ chức quản lý và khai thác:
- Sau khi có quyết định xếp hạng, cần có ban quản lý di tích. Đây là loài hình di tích đặc biệt vì vậy nên giao cho phòng VHTT- TT huyện quản lý trực tiếp, có sự hướng dẫn của bảo tàng tỉnh. Có quy chế bảo vệ di tích, đảm bảo di tích không xuống cấp.
- Có kế hoạch tổ chức khai thác, cần có một ngôi nhà trưng bày giới thiệu di tích và những đặc trưng thời tiền sử.
- Tạo ra 1 điểm du lịch văn hoá trên dọc tuyến sông Hồng.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét