Không ai biết cây quế được trồng ở đất rừng Yên Bái từ khi nào. Nhưng từ những năm 50-60 của thế kỷ trước đã có nhiều hộ đồng bào dân tộc Dao, dân tộc Tày ở khắp các vùng Văn Yên, Trấn Yên, Văn Chấn đã có quế với cây to cả người ôm
Cây quế không những có giá trị kinh tế cao mà còn góp phần bảo vệ thiên nhiên, môi trường sinh thái, giữ đất, giữ nước ở những vùng đồi núi dốc, bảo tồn và phát triển sự đa dạng các nguồn gen quý của cây bản địa, đồng thời góp phần quan trọng giúp nhiều hộ đồng bào dân tộc xóa đói giảm nghèo và vươn lên làm giàu.
Huyện Văn Yên (tỉnh Yên Bái) hiện có trên 15.000ha quế. Sản lượng vỏ quế ở đây chiếm khoảng 70% tổng sản lượng cả tỉnh. Đây cũng là địa phương có diện tích và sản lượng quế lớn nhất cả nước. Huyện Văn Yên (tỉnh Yên Bái) hiện có trên 15.000ha quế. Đây cũng là địa phương có diện tích và sản lượng quế lớn nhất cả nước. Tuy nhiên, việc giá trị kinh tế của cây quế lúc bấy giờ chưa cao và phong trào trồng quế cũng mới chỉ mang tính phát triển tự phát, mỗi nhà chỉ có chừng dăm, mười cây. Thế rồi nghe theo Đảng, Bác Hồ, đồng bào ở nhiều nơi định canh, định cư, tích cực lao động sản xuất, huy động sức người, sức của làm hậu phương cho miền Nam ruột thịt. Ngày Bác mất, nhân dân cả nước vô cùng tiếc thương. Nhớ ơn Bác, nhớ lời Bác dạy, người Dao, người Tày ở nhiều nơi chung sức trồng nên đồi quế để tưởng nhớ công ơn của Bác, lấy tên là "Đồi quế Bác Hồ”. Quế trồng xuống như bén đất, bén người cứ thế lên xanh tốt.
Người có vinh dự 2 lần được gặp Bác Hồ, được Bác dạy, ông Hoàng Văn An, thôn 1, xã Đại Sơn, huyện Văn Yên (tỉnh Yên Bái) cũng là người tiên phong trồng quế để tưởng nhớ Bác. Ông nhớ lại: Ngày Bác mất, thương Bác quá gia đình tôi trồng 10 cây quế để tưởng nhớ Bác. Sau này thu hoạch bán được gần trăm triệu đồng, tất cả số tiền đó tôi mua công trái xây dựng Tổ quốc. Khi làm Bí thư xã tôi xin phép huyện trồng một đồi quế "Đời đời nhớ ơn Bác Hồ” để khuyến khích người dân tham gia trồng quế”. Vậy là từ "đồi quế Bác Hồ” với hiệu quả kinh tế cao người Tày, người Dao, người Kinh ở khắp các vùng định cư nhận đất trồng quế. Diện tích quế cứ lớn dần theo năm tháng, đời sống của đồng bào các dân tộc cũng vì thế bớt nghèo, bớt khổ hơn. Nhiều nhà thu nhập hàng trăm, hàng tỷ đồng từ quế, cây quế trở thành cây xóa đói giảm nghèo, trồng quế trở thành phong trào lớn ở hầu khắp các địa phương trong tỉnh.
Cây quế không những có giá trị kinh tế cao mà còn góp phần bảo vệ thiên nhiên, môi trường sinh thái, giữ đất, giữ nước ở những vùng đồi núi dốc, bảo tồn và phát triển sự đa dạng các nguồn gen quý của cây bản địa, đồng thời góp phần quan trọng giúp nhiều hộ đồng bào dân tộc xóa đói giảm nghèo và vươn lên làm giàu.
Huyện Văn Yên (tỉnh Yên Bái) hiện có trên 15.000ha quế. Sản lượng vỏ quế ở đây chiếm khoảng 70% tổng sản lượng cả tỉnh. Đây cũng là địa phương có diện tích và sản lượng quế lớn nhất cả nước. Huyện Văn Yên (tỉnh Yên Bái) hiện có trên 15.000ha quế. Đây cũng là địa phương có diện tích và sản lượng quế lớn nhất cả nước. Tuy nhiên, việc giá trị kinh tế của cây quế lúc bấy giờ chưa cao và phong trào trồng quế cũng mới chỉ mang tính phát triển tự phát, mỗi nhà chỉ có chừng dăm, mười cây. Thế rồi nghe theo Đảng, Bác Hồ, đồng bào ở nhiều nơi định canh, định cư, tích cực lao động sản xuất, huy động sức người, sức của làm hậu phương cho miền Nam ruột thịt. Ngày Bác mất, nhân dân cả nước vô cùng tiếc thương. Nhớ ơn Bác, nhớ lời Bác dạy, người Dao, người Tày ở nhiều nơi chung sức trồng nên đồi quế để tưởng nhớ công ơn của Bác, lấy tên là "Đồi quế Bác Hồ”. Quế trồng xuống như bén đất, bén người cứ thế lên xanh tốt.
Người có vinh dự 2 lần được gặp Bác Hồ, được Bác dạy, ông Hoàng Văn An, thôn 1, xã Đại Sơn, huyện Văn Yên (tỉnh Yên Bái) cũng là người tiên phong trồng quế để tưởng nhớ Bác. Ông nhớ lại: Ngày Bác mất, thương Bác quá gia đình tôi trồng 10 cây quế để tưởng nhớ Bác. Sau này thu hoạch bán được gần trăm triệu đồng, tất cả số tiền đó tôi mua công trái xây dựng Tổ quốc. Khi làm Bí thư xã tôi xin phép huyện trồng một đồi quế "Đời đời nhớ ơn Bác Hồ” để khuyến khích người dân tham gia trồng quế”. Vậy là từ "đồi quế Bác Hồ” với hiệu quả kinh tế cao người Tày, người Dao, người Kinh ở khắp các vùng định cư nhận đất trồng quế. Diện tích quế cứ lớn dần theo năm tháng, đời sống của đồng bào các dân tộc cũng vì thế bớt nghèo, bớt khổ hơn. Nhiều nhà thu nhập hàng trăm, hàng tỷ đồng từ quế, cây quế trở thành cây xóa đói giảm nghèo, trồng quế trở thành phong trào lớn ở hầu khắp các địa phương trong tỉnh.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét